6 CÁCH GIẢM CAO HUYẾT ÁP CHO BÀ BẦU

Phòng Khám Đảm Bảo Thực Hiện 5k, Hẹn Khám Giờ Riêng, 1 Bác Sĩ - 1 Bệnh Nhân.

  • Tác Giả: Nguyễn Xuân Trường
  • Đánh giá:  
  • Bài viết có ích: 26486 lượt bình chọn

                                             

6 CÁCH GIẢM CAO HUYẾT ÁP CHO BÀ BẦU

Cao huyết áp trong thai kỳ là gì?

Cao huyết áp trong thai kỳ (Pregnancy-Induced Hypertension) là một hiện tượng tăng huyết áp xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ và trở lại mức bình thường trong vòng 6 tuần sau khi sinh em bé. Cao huyết áp của mẹ bầu ở mức độ nhẹ khi huyết áp tâm thu khoảng 140 - 159mmHg, huyết áp tâm trương 90 - 109 mmHg, mức độ nặng khi ≥160/100 mmHg. 

Huyết áp bình thường của phụ nữ mang thai là 140/90 mmHg. 

Các thể lâm sàng của tăng huyết áp thai kỳ bao gồm:

- Tăng huyết áp mạn tính (xuất hiện trước 20 tuần của thai kỳ và kéo dài HƠN 42 ngày sau sinh)

- Tăng huyết áp thai kỳ (xuất hiện sau 20 tuần của thai kỳ và thường hồi phục TRONG 42 sau sinh)

- Tiền sản giật (tăng huyết áp do thai với tiểu đạm [> 0,3 g/24 giờ hoặc tỉ số albumin: creatinin niệu (ACR) ≥ 30 mg/mmol])

- Tăng huyết áp mạn tính và tình trạng tăng huyết áp thai kỳ kèm theo tiểu đạm

  • Tăng huyết áp không phân loại được trước sinh (thuật ngữ được sử dụng trong trường hợp khi huyết áp đo lần đầu sau 20 tuần của thai kỳ và tăng huyết áp được chẩn đoán xác định, bệnh nhân cần đánh giá lại sau 42 ngày hậu sản)

                                                  Mẹ bầu cần thường xuyên theo dõi huyết áp trong suốt thai kỳ

Nguyên nhân và dấu hiệu của cao huyết áp thai kỳ

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị huyết áp cao xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: 

- Chế độ dinh dưỡng không cân đối, không tuân thủ các quy tắc về ăn uống trong thời gian mang thai, tiêu thụ lượng muối quá sự cho phép của bác sĩ;

- Ít vận động, tăng cân béo phì mất kiểm soát, tăng cholesterol trong máu; 

- Tinh thần không ổn định, lo lắng, căng thẳng thần kinh; 

- Do di truyền;

- Thiếu máu;

- Mang thai đôi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bà bầu bị huyết áp cao;

- Gặp các vấn đề về sức khoẻ khác: Tuyến thượng thận, tuyến giáp, tiểu đường, tim mạch,...

- Để nhận biết dấu hiệu có bị cao huyết áp hay không, bà bầu cần quan sát kỹ sức khỏe, thường xuyên đo huyết áp và liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có phác đồ điều trị kịp thời. 

- Thể trạng của mỗi bà bầu là khác nhau, vì thế sẽ có những biểu hiện khác nhau khi bị cao huyết áp. Thậm chí một số trường hợp còn không có biểu hiện rõ ràng nào của bệnh. Tuy nhiên, vẫn có những chi tiết nhỏ để nhận biết như: 

- Sưng phù;

- Cân nặng tăng đột ngột; 

- Mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn và nôn, chóng mặt;

- Đau vùng bụng bên phải. 

Bà bầu bị cao huyết áp có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của bệnh phục thuộc vào thời gian cũng như mức tăng huyết áp của thai phụ. Nếu trong thời gian mang thai, tình trạng huyết áp càng cao, xuất hiện sớm thì nguy cơ thai phụ và thai nhi gặp biến chứng ngày càng lớn. Chẳng hạn như:

- Tiền sản giật: Theo các thống kê y khoa, có tới 25% phụ nữ mang thai bị huyết áp có nguy cơ bị tiền sản giật, 5-8% trường hợp bị tử vong. 

- Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của thai phụ, đặc biệt là khả năng phục hồi sau sinh. 

- Dễ bị tái phát cao huyết áp cho những lần mang thai sau. 

- Nguy cơ cao mắc các bệnh lý như tim mạch, thận,...

“Huyết áp cao có ảnh hưởng đến thai nhi không?”

Câu trả lời là CÓ

- Nếu mẹ bầu bị cao huyết áp, thai nhi sẽ có những tác động tiêu cực không nhỏ như:

- Chậm phát triển hoặc chết lưu. Do không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ, không đạt chuẩn cân nặng, tệ hơn là bị thai lưu trong bụng mẹ. 

- Bên cạnh đó, bé có thể chào đời sớm hơn so với thời gian dự kiến. Những em bé sinh non, không có đủ sức khoẻ và nguy cơ tử vong cao.

                                         Theo dõi sức khỏe thường xuyên và tham khảo ý kiến bác sĩ để có thai kỳ khỏe mạnh.

6 Cách giảm cao huyết áp cho mẹ bầu không thể bỏ qua

Làm gì khi bà bầu bị huyết áp cao? Để giải đáp thắc mắc này cho mẹ bầu thì dưới đây chính là 6 cách giảm huyết áp hiệu quả không nên bỏ qua. Cụ thể: 

  1. Hạn chế ăn mặn 

Việc hạn chế dung nạp natri sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát được tình trạng cao huyết áp bằng cách nêm ít muối vào thức ăn. Thay vì dùng muối thông thường, mẹ bầu có thể thay thế bằng gia vị khác như bột tiêu chanh (lemon pepper) hoặc các loại thảo mộc khác để không bị mất đi hương vị của đồ ăn. Ngoài ra, các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp cũng chứa nhiều muối không tốt cho mẹ bầu. Trong trường hợp có nhu cầu mua các loại thực phẩm đó thì nên chọn những sản phẩm có hàm lượng natri thấp. 

Mẹ bầu nên đa dạng hóa khẩu phần ăn, đặc biệt là rau xanh để thai nhi có thể được tiếp nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng.  

  1. Bổ sung các thực phẩm giàu kali và ngũ cốc 

Các loại thực phẩm giàu Kali như khoai lang, mận khô, nho khô, cà chua,...sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa được tình trạng cao huyết áp, giúp duy trì và cân bằng chất điện giải, hỗ trợ truyền các xung điện thần kinh, co cơ và giải phóng năng lượng từ carbohydrate, chất béo, protein. Tuy nhiên, đối với các loại hoa quả khô chỉ nên sử dụng với một lượng vừa phải bởi chúng chứa rất nhiều đường. 

Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng được như là một loại thực phẩm lý tưởng giúp mẹ bầu giảm huyết áp hiệu quả. 

  1. Tập thể dục nhẹ mỗi ngày

Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,...sẽ giúp mẹ bầu giảm huyết áp khi mang thai. Việc vận động như thế mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, tăng cường lưu thông máu, có tác động tích cực đến thai nhi.  

  1. Giữ cho tinh thần thư giãn, thoải mái

Căng thẳng, áp lực là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị cao huyết áp. Một số cách để giữ cho tinh thần luôn được thư giãn, thoải mái mà mẹ bầu có thể áp dụng là ngồi thiền, nghe nhạc, tập hít thở,...Một trong những lợi ích nhận được ngoài việc giúp mẹ bầu hạ huyết áp cao chính là gia tăng sợi dây kết nối giữa mẹ và bé, kiểm soát tốt cơn đau chuyển dạ vào ngày sinh. 

  1. Không sử dụng các chất kích thích 

Thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích là những thứ mẹ bầu tuyệt đối không được sử dụng trong thời gian mang thai để tránh ảnh hưởng tới thai nhi cũng như phòng ngừa được tình trạng cao huyết áp. 

  1. Theo dõi cân nặng khi mang thai

Một trong những nguy cơ khiến mẹ bầu bị cao huyết áp chính là thừa cân, béo phì. Đồng thời còn kéo theo các tình trạng đau lưng, chuột rút, trĩ, tiểu đường thai kỳ,...Vì thế mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan về vấn đề cân nặng của bản thân. 

Bằng cách tập thể dục điều độ, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng tăng cân mất kiểm soát. 

Ngoài ra mẹ bầu cũng có thể sử dụng thuốc giảm huyết áp theo chỉ định của bác sĩ 

Hiện nay có khá nhiều loại thuốc hỗ trợ giảm huyết áp khác nhau. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng đặc biệt, vì thế mẹ bầu cần trao đổi rõ ràng với bác sĩ trước khi sử dụng. 

Huyết áp cao trong thai kỳ có thể gây ra nhiều lo ngại, nhưng với những cách giảm huyết áp hiệu quả trên, bà bầu hoàn toàn có thể kiểm soát và duy trì huyết áp ở mức an toàn. Từ việc thay đổi chế độ ăn uống đến tập luyện và quản lý căng thẳng, mỗi phương pháp đều đóng góp tích cực vào sức khỏe mẹ và bé. Đừng quên luôn theo dõi sức khỏe thường xuyên và tham khảo ý kiến bác sĩ để có thai kỳ khỏe mạnh.

Phòng khám AMH 

Hotline: 1900 4773/082 333 8863

 

Phòng khám đang có chương trình khuyến mãi dành cho bệnh nhận đăng ký mã đặt hẹn khám trước:

  • MIỄN PHÍ: 150.000 đồng phí khám ban đầu
  • GIẢM 20%: phí thủ thuật
  • TẶNG KÈM 1 DỊCH VỤ: khi làm 1 thủ thuật
  • Gói khám Viêm Nhiễm Phụ Khoa chỉ từ 299k
  • Theo dõi thai kỳ chỉ từ 100k

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Lý do bạn nên lựa chọn
Phòng Khám Đa Khoa AMH

Phòng Khám Đa Khoa AMH

Đặt hẹn khám

Thời gian làm việc
Thời gian làm việc
Đội ngũ bác sĩ

Tổng đài tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay

Địa chỉ:

Liền kề A22 lô 05 Lê Trọng Tấn - An khánh- Hoài Đức - Hà Nội

Thời gian làm việc:

Mở cửa: 8h - 22h

Tất các các ngày trong tuần

Gọi điện thoại
1900 4773
Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới