BỆNH CÚM TRONG THAI KỲ - NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Phòng Khám Đảm Bảo Thực Hiện 5k, Hẹn Khám Giờ Riêng, 1 Bác Sĩ - 1 Bệnh Nhân.
- Tác Giả: Nguyễn Hữu Trung
- Đánh giá:
- Bài viết có ích: 24331 lượt bình chọn
BỆNH CÚM TRONG THAI KỲ - NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Cúm khi mang thai là căn bệnh truyền do nhóm virus cúm (influenza virus) gây ra ở phụ nữ mang thai. Có rất nhiều nhóm cúm như cúm A, cúm B, cúm C… trong đó cúm A và cúm B là phổ biến nhất.
Bệnh cúm lây lan dễ dàng từ người sang người khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Những giọt bắn chứa virus có thể lan truyền trong không khí và bà bầu có thể bị cúm nếu vô tình hít phải.
Bị cúm khi mang thai có khả năng diễn tiến nặng hơn cúm ở những người không mang thai. Bà bầu bị cúm có khả năng phải nhập viện để điều trị cao hơn. Vì thế, nếu đang mang thai và có các triệu chứng nghi ngờ bệnh cúm, bà bầu hãy thăm khám ngay để được bác sĩ hướng dẫn điều trị an toàn và hiệu quả.
1. Nguyên nhân mẹ bầu bị cúm trong thai kỳ
- Khi mang thai cơ thể bà bầu có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự thay đổi về nội tiết. Hệ miễn dịch của bà bầu suy giảm so với bình thường, sức đề kháng yếu đi, dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công.
- Ở giai đoạn đầu thai kỳ, khi thai nhi mới hình thành và phát triển các cơ quan, cơ thể bà bầu cũng có những thay đổi nhất định, trở nên đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, hệ thống miễn dịch suy giảm khiến bà bầu dễ bị ho, nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm. Đây chính là nguyên nhân khiến bà bầu bị cúm khi mới mang thai.
- Trong thai kỳ, tim và phổi của bà bầu phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu và oxy cho cả hai mẹ con. Hơn nữa, phổi phải hoạt động trong một không gian nhỏ hơn do áp lực từ thai nhi đang lớn dần. Tất cả những điều này gây ra áp lực cho cơ thể bà bầu, khiến bà bầu dễ bị nhiễm virus và các bệnh lý nói chung, bao gồm cúm.
- Ngoài ra, không thể bỏ qua nguyên nhân khách quan khiến mẹ bầu mắc cúm là do thời tiết thay đổi hoặc từ môi trường xung quanh lây bệnh. Cúm thường xảy ra thành các đợt bùng phát dịch bệnh trên toàn thế giới, chủ yếu là vào mùa lạnh hoặc mùa đông.
Dấu hiệu và triệu chứng mỗi bị cúm
Bà bầu bị cúm cũng sẽ có những dấu hiệu thông thường của cúm. Bà bầu có thể gặp các triệu chứng trong vòng 3-4 ngày, hoặc kéo dài đến 1-2 tuần tùy thuộc vào thể trạng và mức độ nghiêm trọng. Một số dấu hiệu bị cúm khi mang thai gồm:
- Sốt.
- Đau đầu.
- Ớn lạnh.
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Viêm họng.
- Ho khan.
- Đau cơ nghiêm trọng hoặc đau khắp cơ thể.
- Mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài đến 2 tuần.
Các triệu chứng của cúm xuất hiện nhanh chóng, có thể kéo dài 1 tuần hoặc lâu hơn. Một số đối tượng có thể kéo dài các triệu chứng cúm hơn bình thường là trẻ em, người trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai và phụ nữ mới sinh con.
Do đó, nếu bà bầu nghi ngờ mình có dấu hiệu của cúm thì hãy đến ngay cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
2. Những ảnh hưởng của cúm đến sức khỏe của mẹ và bé
- Bà bầu bị cúm sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng cao hơn bình thường, một trong những biến chứng dễ gặp nhất là viêm phổi, viêm phế quản. Ngoài ra còn có các biến chứng khác ít phổ biến hơn là viêm não, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm trùng máu gây giảm huyết áp…
- Bị cúm khi mang thai cũng tăng các nguy cơ lên thai kỳ như sinh non, thai nhi sinh ra nhẹ cân, thai giới hạn tăng trưởng hoặc nặng nề hơn là sảy thai, thai chết lưu…
- Bà bầu bị cúm sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng cao hơn bình thường, một trong những biến chứng dễ gặp nhất là viêm phổi, viêm phế quản.
- Ngoài ra còn có các biến chứng khác ít phổ biến hơn là viêm não, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm trùng máu gây giảm huyết áp…
- Bị cúm khi mang thai cũng tăng các nguy cơ lên thai kỳ như sinh non, thai nhi sinh ra nhẹ cân, thai giới hạn tăng trưởng hoặc nặng nề hơn là sảy thai, thai chết lưu…
Mặc dù bị cúm khi mang thai có thể gây ra nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi, nhưng không phải trường hợp nào cũng vậy. Để đảm bảo an toàn, khi nhận thấy một trong những dấu hiệu cúm khi mang thai, bà bầu hãy thăm khám ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời.
3. Mẹ bầu bị cúm điều trị như thế nào?
Cúm khi mang thai là căn bệnh nghiêm trọng nhưng có thể điều trị được. Khi được chẩn đoán sớm, các phương pháp điều trị an toàn cho thai kỳ có thể giúp làm giảm các triệu chứng và nhanh hồi phục.
- Bác sĩ có thể kê toa đơn thuốc kháng virus. Mặc dù thuốc kháng virus không chữa khỏi bệnh cúm, nhưng có thể ngăn ngừa các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
- Một số loại thuốc có thể giúp giảm các triệu chứng của cúm, nhưng không phù hợp và đảm bảo an toàn cho phụ nữ mang thai vì có thể gây hại cho thai nhi.
- Bà bầu bị cúm tuyệt đối không được chủ quan. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị khi nhận thấy các dấu hiệu cúm khi mang thai, mà phải đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị thích hợp, an toàn.
- Sau điều trị, bà bầu cần tuân thủ hướng dẫn khám thai của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của thai nhi và sàng lọc, phát hiện sớm các bất thường nếu có
4. Cách phòng ngừa cúm khi mang thai
Thực tế là việc điều trị bệnh cúm ở bà bầu thường khó khăn hơn bình thường bởi việc sử dụng thuốc tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ lên thai nhi, có thể dẫn đến dị tật thai nhi, nhiễm độc thai nghén, sảy thai… đặc biệt là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ).
Việc điều trị gặp khó khăn, cộng với sức đề kháng của bà bầu kém nên để khỏi bệnh cần mất thời gian dài hơn. Vì thế, phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc phòng ngừa bệnh cúm khi mang bầu là vô cùng quan trọng và cần thiết.
✅ Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cúm khi mang thai, bảo vệ mẹ và thai nhi an toàn trong suốt thai kỳ là chủ động tiêm vắc xin. Có nhiều bằng chứng đáng tin cậy cho thấy vắc xin cúm an toàn cho cả mẹ và thai nhi trong thai kỳ. Tiêm vắc xin cúm giúp làm giảm nguy cơ mắc cúm và giảm các biến chứng nghiêm trọng. CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh) và ACIP (Ủy ban Cố vấn Hoa Kỳ về Thực hành Tiêm chủng) khuyến nghị tiêm vắc xin cúm trong bất kỳ tam cá nguyệt nào của thai kỳ.
✅ Tuy nhiên, dữ liệu hiện có cho thấy việc tiêm vắc xin cúm được thực hiện nhiều hơn ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Lý do bởi trong 3 tháng đầu, thai nhi đang phát triển mạnh mẽ và có nhiều yếu tố tiềm ẩn có thể đe dọa sự an toàn của thai nhi. Vì thế, thời điểm tiêm vắc xin cúm lý tưởng nhất trong thai kỳ là vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối để mang lại sự yên tâm cho bà bầu. Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai, nên tiêm vắc xin cúm trước mang thai 1 tháng để mang lại miễn dịch tối ưu.
Phòng khám đang có chương trình khuyến mãi dành cho bệnh nhận đăng ký mã đặt hẹn khám trước:
- MIỄN PHÍ: 150.000 đồng phí khám ban đầu
- GIẢM 20%: phí thủ thuật
- TẶNG KÈM 1 DỊCH VỤ: khi làm 1 thủ thuật
- Gói khám Viêm Nhiễm Phụ Khoa chỉ từ 299k
- Theo dõi thai kỳ chỉ từ 100k
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
Lý do bạn nên lựa chọn
Phòng Khám Đa Khoa AMH
- Cơ sở vật chất tiện nghi thiết bị hiện đại
- Đội ngũ bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm
- Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
- Chăm sóc chu đáo Bảo mật thông tin
- Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7
- Chương trình ưu đãi hàng tháng
Đặt hẹn khám
Khám vô sinh hiếm muộn
Khám vô sinh nam cần thực hiện qua những bước nào? Nên đến đâu?
Khám phụ khoa tổng quát
Sau sinh bao lâu thì đi khám phụ khoa và khám ở đâu tốt nhất?
Khám theo dõi thai kỳ
Các mốc siêu âm thai định kỳ mẹ bầu nhất định không được bỏ qua
Khám phụ khoa tổng quát
Top Phòng Khám Sản Phụ Khoa Tốt Nhất Hoài Đức